Với tình hình phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, tủ locker đã không còn quá xa lạ khi mà chúng có mặt ở khắp mọi nơi từ văn phòng, nhà máy, bệnh viện, khách sạn đến ký túc xá, trường học, nhà sách,…
Trong đó, môi trường học đường được xem là một nơi phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, rất chú trọng đầu tư tìm kiếm giải pháp phát triển cơ sở vật chất nhằm giúp các em học sinh sinh viên có một môi trường học tập tốt nhất. Nhà trường cũng đã quan tâm đến vấn đề bảo mật, riêng tư của các em học sinh bằng việc lắp đặt hệ thống tủ locker cho các em có một nơi bảo quản đồ đạc an toàn, ngăn nắp, tránh việc đánh mất, thất lạc đồ cá nhân. Ngoài ra, nó còn mang lại vẻ nổi bật cho khu hành lang, không gian lớp học thêm sinh động, sáng tạo. Thế nhưng, mỗi cấp trường học chúng ta sẽ có từng loại tủ locker với kích thước (rộng * cao * sâu) phù hợp khác nhau được lựa chọn dựa trên những tiêu chí: diện tích lớp học, khả năng chi trả, mục đích sử dụng, địa điểm đặt. Qua nhiều năm kinh nghiệm hoàn thành xuất sắc các dự án về trường học, Locker & Lock xin chia chia sẻ cách lựa chọn kích thước tủ locker cho trường học theo từng cấp bậc. Hãy cùng theo dõi nhé!
Khối mầm non và tiểu học:
Ở độ tuổi này các em còn khá nhỏ, năng động, chạy nhảy vui chơi nên không quá khó để chúng ta có thể xác định tủ locker ABS là phù hợp với các em nhất nhờ vào thiết kế không góc cạnh, chống nước, chống ẩm mốc và mỗi ngăn ghi tên của một học sinh cùng với tay cầm kéo tủ dễ dàng sử dụng. Nó sẽ giúp các em hình thành thói quen có trách nhiệm với đồ dùng cá nhân của mình và đồng thời tạo sự an tâm với các bậc phụ huynh và thầy cô giáo dễ dàng quản lý.
Khối mầm non:
Đối với các em khối mầm non, nhu cầu sử dụng của các em thông thường là đựng mền gối, quần áo, ba lô và đồ dùng học tập thì tủ locker N4 có kích thước 1 ngăn 320*545*500mm hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Khối tiểu học:
Với khối tiểu học, độ tuổi của các em lớn hơn nên nhu cầu sử dụng cũng nhiều hơn, nên rất phù hợp sử dụng dòng tủ W600 (kích thước 382*700*500mm).
Khối trung học, phổ thông:
Việc trang bị cho các em học sinh khối cấp trung học, phổ thông những chiếc tủ locker là hết sức cần thiết. Các em có thể đựng tập vở, đồ dùng cá nhân, các vật có giá trị như máy tính bảng, điện thoại giúp bảo quản tài sản được an toàn hơn, phụ huynh cũng yên tâm khi cho con em mang những đồ có giá trị đến lớp. Do đó, tủ locker W600 có kích thước 382*700*500mm cùng với tổ hợp khoá số sẽ giúp các em bảo quản đồ dùng một cách an toàn hơn tránh việc đánh mất chìa khoá gây khó khăn trong công tác mở tủ.
Khối đại học:
Ở khối đại học, việc trang bị tủ locker cho sinh viên giúp các em có một không gian riêng để bảo quản vật dụng cá nhân, tập vở, laptop, giày dép,… Bên cạnh đó, tủ locker còn có thể được lắp đặt tại ký túc xá nhằm bảo quản quần áo, mền gối tạo cho các em một không gian sống và học tập ngăn nắp và gọn gàng hơn. Vì thế nhà trường có thể lựa chọn tủ locker N3 (kích thước 320*700*500mm) với ổ khoá số tích hợp sẽ là một cặp đôi hoàn hảo.
Thư viện, phòng thể thao:
Các bạn học sinh sinh viên khi đến thư viện, khu luyện tập thể thao đều cần có một nơi đựng đồ cá nhân để có thể thoải mái tìm kiếm tư liệu, vui chơi giải trí mà không cần lo lắng đồ đạc của mình bị thất lạc. Ở những khu vực này, nhà trường không cần lắp đặt chiếc tủ to có không gian quá rộng, mà chỉ cần vừa đủ để đựng quần áo, giày dép hoặc ba lô. Do đó, dòng tủ locker NS5 kích thước 320*452*420 với khoá số là lựa chọn tối ưu. Qua bài viết này, Locker & Lock hy vọng nhà trường sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có những giải pháp tủ locker phù hợp cho từng cấp học, tạo điều kiện cho các em học sinh có một môi trường học tập tốt nhất.